CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM BỘ MÔN VẬT LÝ, KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
Ngày: 28-03-2023 - Người soạn: Supper Admin
Bộ môn Vật lý, khoa Khoa học cơ bản được nhà trường giao quản lý, khai thác và sử dụng các phòng thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học gồm:
- Phòng thí nghiệm vật lý đại cương
Phòng thí nghiệm vật lý đại cương tại phòng A5-202.1 và A5-202.2 được đưa vào sử dụng từ năm 2010 với tổng diện tích 70m2, để giảng dạy, hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương cho sinh viên các ngành kỹ thuật và công nghệ của toàn trường. Phòng được trang bị các bộ thí nghiệm về cơ học, nhiệt, điện, từ và quang học. PTN được sửa chữa định kỳ để có khả năng đáp ứng hàng ngàn lượt sinh viên thực hành/thí nghiệm trong mỗi học kỳ của năm học.
Các bộ thí nghiệm Vật lý
- Khảo sát mạch cộng hưởng RLC, KH E4.096
- Bài khảo sát các đặc tính của diode và transistor KH: E5.09
- Khảo sát sự phóng đại ảnh qua kính hiển vi, xác định kích thước của các vật nhỏ KH:01.096
- Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng qua cách tử phẳng. Xác định bước sóng của tia Laser KH: 02.096
- Khảo sát hiện tượng quang điện ngoài. Xác định hằng số Plank
- Bài làm quen với các dụng cụ đo độ dài và khối lượng KH. M1096
- Bài khảo sát các quá trình động lực học, quá trình va chạm đệm không khí KH: M2.096
- Khảo sát dao động của con lắc vật lý. Xác định gia tốc trọng trường KH: M3.096
- Bài khảo sát . Xác định tỉ số nhiệt dung phân tử của chất khí. KH: T1.096
- Bài đo điện trở bằng mạch cầu Wheastone . Đo suất điện động bằng mạch xung đối. KH: E1.096
- Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở đối với kim loại và bán dẫn. KH: E2.096
- Bài xác định điện trở và điện dung bằng mạch dao động điện tích phóng dùng đèn Neon. KH: E3.096
- Xác định nhiệt độ Curie của sắt từ
- Xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp magnetron
- Xác định hằng số Planck bằng hiệu ứng quang điện ngoài
Sinh viên trong giờ học thí nghiệm Vật lí đại cương
- Phòng cảm biến khí
Phòng cảm biến khí tại phòng A5-204 được đưa vào sử dụng từ năm 2018. Phòng thí nghiệm ra đời nhằm phục vụ công tác giảng dạy đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học cho các ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano, điện-điện tử, công nghệ hoá học và môi trường…với mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng công bố các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước.
Máy quang phổ huỳnh quang (Thiết bị phân tích đồng thời huỳnh quang và hấp thụ 2 trong 1- DUETTA của Horiba-Mỹ) |
Phòng được trang bị các thiết bị đo như: Hệ điều khiển lưu lượng khí, buồng đo mẫu, hệ bình khí ( chai khí) chuẩn: NH3, NO2, H2, NO, Ethanol, LPG, hệ tạo khí nén ( không khí) gồm: Máy nén khí không dầu, bộ lọc khí ( lọc bụi, lọc H2O), van điều khí, thiết bị đo dòng pA và nguồn thế 6487 Keithley Model: 6487, bộ điều khiển dòng - Mass flow contronller, bộ màn hình + cáp nối với Mass flow Contronller Model: GFCS - 012274 và GFCS – 010449, thiết bị phân tích huỳnh quang và hấp thụ đồng thời của hãng Horiba (Mỹ), máy tính xử lý dữ liệu, máy in màu, máy hút ẩm AKYO, máy hút chân không cùng hệ thống điều khiển…. Dự kiến đến năm 2024, PTN sẽ được bổ sung thêm các thiết bị mới và hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên, NCS về các lĩnh vực khoa học vật liệu tiên tiến.
- Phòng chế tạo vật liệu điện tử
Phòng chế tạo vật liệu điện tử tại phòng A5-302 được khoa Khoa học cơ bản tiếp nhận và đưa vào sử dụng năm 2016 với mục đich phục vụ đào tạo sau đại học và NCKH cho học viên cao học/NCS cũng như các GV trong và ngoài trường có nhu cầu sử dụng.
Phòng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: Máy tạo sợi Nano - Nanofiber Electrospinning Unit Model: TL:01, chuyển đổi giao diện USB đến GPiB iEE-488.2 cho cổng USB ( phụ kiện cho 6487 Keithley ) Model: 488, hệ thống bốc bay nhiệt tổng hợp dây nanô vô cơ, thiết bị điều khiển lưu lượng khí Model: FMA 5500 - Omega, Mỹ, Bộ điều khiển thiết bị MFC ( điều khiển điện tử) Model: LFC MC1711 – LFS, máy bơm hút chân không model 2XZ4… cùng nhiều thiết bị phụ trợ khác. Đặc biệt phòng được trang bị một không gian đặc biệt (Phòng sạch chuyên dụng cho chế tạo vi điện tử) với diện tích 15 m2 trong đó có hệ thống điều hoà âm trần nối ống gió, hệ thống quạt gió lọc khí tươi FFU 4 module, hộp trung chuyển (Pass box) buồng thổi bụi (airShower), hệ thống cấp khí tươi, hệ thống xử lý ẩm được thiết kế để kiểm soát các yếu tố môi trường như bụi, vi khuẩn, chất bẩn và các tác nhân khác, nhằm đảm bảo về độ sạch cho các mẫu thí nghiệm được tạo ra.
Máy tạo sợi Nano - Nanofiber Electrospinning |
Lò ủ nhiệt Nabertherm P330 với dải nhiệt độ cho phép từ 30-3000 oC |
Hệ thống bốc bay nhiệt tổng hợp dây nano vô cơ |
Trong quá trình vận hành các phòng thí nghiệm cũng như các phòng nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên đều ghi chép đầy đủ lịch trình sử dụng thiết bị, tình trạng máy móc vào sổ nhật ký ở mỗi phòng để Khoa báo cáo Nhà trường cùng các phòng ban chức năng chuyên môn xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.